Mỗi châu lục có một cách phục vụ ẩm thực khác nhau, ví dụ như các nước Châu Âu dùng dao và nĩa trong khi Châu Á, trong đó có Việt Nam lại sử dụng đũa để gắp thức ăn. Những nét văn hóa khác nhau khiến sự phục vụ mỗi nơi cũng trở nên phong phú hơn. Vậy cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á như thế nào và khác biệt ra sao?
Nội dung chính
Bố trí trong cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á
Đối với nhiều nhà hàng khác nhau sẽ có cách sắp xếp khác nhau, tùy thuộc theo yêu cầu thiết kế của người chủ. Về phong cách, phần lớn phụ thuộc rất nhiều vào những món ăn, cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á có một số đặc điểm sau.
Chọn dạng bàn ăn
Trong văn hóa ăn uống của người Châu Á, hầu hết đều ưu tiên dạng bàn tròn hơn. Chủ yếu bởi thói quen ăn uống, nếu như người Tây đặc biệt chú trọng sự cá nhân hóa, kể cả trong bàn ăn, chỉ ăn những phần ăn trong đĩa cá nhân mình.
Người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng thì ngược lại. Trong cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á, luôn mang đậm chất cộng đồng, chia sẻ những món ăn cùng nhau, những người thân trong gia đình hoặc khách, kể cả giữa những người xa lạ.
Người Á luôn chia sẻ những món ăn trong bàn tiệc của mình, mình ăn những món nào thì người xung quanh cũng có cơ hội thưởng thức chung. Với thiết kế bàn tròn, mọi người đều có khoảng cách với món ăn là như nhau. Trong khi nếu dùng dạng bàn dài thì người ngồi ở hai đầu không thể chọn được món nào.
Bàn tròn cũng tạo không khí đầm ấm, gần gũi với nhau. Tạo điều kiện cho các thành viên thân mật hơn.
Quy tắc chọn dụng cụ ăn
Ngoài lựa chọn dạng bàn ăn phù hợp, thì những dụng cụ phục vụ món ăn của người Á cũng có nhiều đặc trưng riêng. Đối với người Châu Á, hầu hết cơm đều có trong các bữa, mỗi bữa cơm đều gắn liền với một đôi đũa cho mỗi người.
Vì vậy, công đoạn lựa chọn để phục vụ người ăn những dụng cụ vô cùng cần thiết. Người Á cũng đặt vấn đề lễ nghĩa làm ưu tiên, nên điều này lại càng nên quan tâm.
Một số quy tắc trong dụng cụ ăn uống của người Á như:
- Đĩa: đặt chính diện đối với thực khách, kích thước đĩa khoảng 18 – 20cm và cách mép bàn 2cm. Đĩa nền nằm bên dưới đĩa nhỏ
- Khăn ăn (hoặc vải ăn): gấp gọn theo một hình thù riêng, đặt chính giữa đĩa ăn hoặc bên trên miệng ly
- Đũa ăn: xếp trên giá đũa, cách mép bàn 2cm
- Bát ăn: đặt theo hình vòng cung theo bàn, thường khoảng 5 bát xoay quanh nhau
- Chén nhỏ: dùng để đựng nước chấm riêng, đặt trên đĩa nền, cách khoảng 1 – 2cm
- Thìa: đặt lên gác thìa, ở phía bên phải đũa và cách đũa khoảng 3cm, chuôi cách mép bàn 3 – 4cm. Có thể dùng thìa và đũa đặt chung phần gác, nếu vậy thì nên đặt bên phải cách đĩa nền 2 – 3cm
- Ly uống nước: để nơi phía trên đầu đũa, hơi lệch sang bên phải, ở trước đĩa nền
- Nước chấm, gia vị: đặt giữa bàn ăn sao cho cân đối
- Trang trí: có thể trang trí thêm một bình hoa để làm nổi bật bàn ăn, thường ở chính giữa cho cân đối
Lưu ý trong sắp xếp và bố trí
Mỗi một vật dụng cần đặt ở đúng nơi cần thiết, tránh gây khó khăn khi thực khách dùng thức ăn hay thể hiện sự khiếm nhã. Thông thường, một số quy tắc trong cách sắp xếp bàn ăn sẽ như sau:
- Bàn ghế cần phải được vệ sinh sạch sẽ, không có bụi hay vết bẩn, phần gầm bàn không dính kẹo cao su hay mạng nhện.
- Các vật dụng xoay quanh một tâm và có khoảng cách đồng đều nhau, đúng vị trí. Đĩa là vật dụng được đặt đầu tiên khi chuẩn bị bàn ăn.
- Khăn ăn, khăn trải bàn sạch sẽ và không bị ẩm mốc, không bị nhăn, mùi hôi, thông thường nhà hàng sẽ lựa chọn khăn bàn màu trắng
- Các dụng cụ liên quan đến việc ăn uống như ly, thìa, dĩa, chén…cần phải được lau chùi thật sạch, tuyệt đối không để một hạt bụi nào còn dính vào thành dụng cụ. Thực khách chỉ cần thấy một vết bẩn nhỏ sẽ cho rằng nhà hàng không chỉnh chu và ảnh hưởng đến cảm nhận món ăn.
- Không nên đặt nhiều các dụng cụ có vật liệu inox trên bàn ăn, ưu tiên các vật dụng làm bằng sứ hoặc thủy tinh (ly uống).
Phục vụ món ăn trong cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á
Sau khi đã chuẩn bị bàn tiệc, cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á cũng cần có một số lưu ý, tuân theo truyền thống. Các chủ nhà hàng, quán ăn phải thể hiện sự chuyên nghiệp trong phục vụ như món ăn dọn trên đĩa lớn, khi ăn mỗi người sẽ cùng gắp chung một phần nhỏ thức ăn và cho vào đĩa (hoặc chén) cá nhân của mình và thưởng thức.
Các món ăn có thể được đặt trên 1 bàn xoay và khi có người muốn ăn món ở đầu bên kia bàn thì chỉ cần xoay bàn lại theo hướng mình. Dưới đây là một quy trình cơ bản để cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á:
Bước 1: đặt bàn, chuẩn bị
Nhà hàng, khách sạn sau khi nhận được yêu cầu đặt bàn từ khách hàng sẽ thực hiện những quy trình như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu đặt bàn từ phía khách hàng
- Kiểm tra nhà hàng, quán ăn có đáp ứng được các yêu cầu từ khách hàng đặt hay không và xác nhận đặt bàn thành công (hoặc từ chối)
- Ghi lại những thông tin cần thiết như tên, số điện thoại, giờ đến, số món ăn, số lượng bàn, các yêu cầu cần thiết khác…
- Thông báo cho quản lý và bộ phận liên quan khác để được hỗ trợ
Trước khi chính thức phục vụ khách hàng, cần chuẩn bị một số yêu cầu sau để đạt chuẩn với phong cách ăn uống Châu Á:
- Vệ sinh khu vực ăn uống của khách thật sạch sẽ
- Chuẩn bị bố trí bàn ăn, các dụng cụ cần thiết theo tiêu chuẩn đã nêu trên
- Chuẩn bị các dụng cụ dự phòng, dùng trong trường hợp khách rơi vỡ hoặc cần thêm
- Kiểm tra khu vực phục vụ một lần nữa để chắc chắn không còn sai sót, các vấn đề như dãy bàn đã ngay thẳng chưa, vị trí chén đĩa có cân đối không, khu vực đã đủ sạch chưa…
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị hỗ trợ phục vụ xung quanh như máy điều hòa, quạt, đèn điện…
- Nắm rõ món ăn nào đã lên danh sách phục vụ, kiểm tra món mới, món đặc biệt hoặc các vấn đề về nguyên liệu để phục vụ khách hàng
- Kiểm tra tổng thể toàn bộ cơ sở vật chất trước khi khách bắt đầu đến
Giai đoạn 2: đón tiếp
Khi đón tiếp khách cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chủ động đứng trước nơi tiếp khách để chào hỏi, niềm nở và lịch sự theo tiêu chuẩn riêng của quán ăn, nhà hàng
- Kiểm tra khách đặt bàn trước hay không, đặt bàn nào
- Nếu có, hỏi tên và xác nhận các thông tin ngoài lề
- Nếu không, hỏi tên và yêu cầu đặt cho bao nhiêu người, chỗ nào, có gì đặc biệt khác không
- Nếu nơi đặt không đạt yêu cầu của khách thì kinh hoạt và khéo léo sắp xếp một vị trí khác cho khách và đề nghị đợi trong giây lát
- Người phục vụ cần: dùng tay phải để hướng dẫn, ngón tay khép vào nhau, dùng cả bàn tay để dẫn hướng, đi trước khách 1m, thông báo “đây là bàn của quý khách ạ” khi đến nơi
Giai đoạn 3: bắt đầu phục vụ ăn uống cho khách hàng
Để phục vụ các món ăn cho khách một cách chu đáo, người phục vụ cần làm như sau:
- Kéo ghế ngồi cho khách và trải khăn ăn: ưu tiên kéo ghế cho phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi trước
- Khi vị trí ngồi của khách đã thuận lợi: trải khăn ăn vào lòng khách hoặc gấp khăn hình tam giác, đặt bên tay trái của khách. Phải xin phép trước khi thực hiện những hành động trên
- Giới thiệu thực đơn: đứng phía tay phải, mở menu và đưa cho khách, lùi một khoảng để khách xem qua và gọi món
- Tư vấn, mời: nhân viên có thể giới thiệu những món ăn đặc sản, món mới, điều chỉnh tư vấn để phù hợp với khả năng chi trả, sở thích hay những món đã ngưng phục vụ
- Ghi order, nhắn lại: chuẩn bị giấy và bút để ghi tên món, số lượng, yêu cầu đặc biệt và ghi cả tên mình để theo dõi khi có các vấn đề khác. Nhắc lại một lần với khách để tránh ghi sai
- Cảm ơn và xin phép gọi món
- Chuyển order cho cashier, bếp
- Mang món ra và phục vụ: dùng khay để đặt các món ăn lên, đảm bảo vận chuyển đến đúng bàn, thông báo cho khách món ăn đã được phục vụ, hỏi khách có đúng là món ăn này không
- Chăm sóc khách trong suốt bữa ăn: chọn vị trí đứng hợp lý, quan sát được tổng thể khu vực để
Giai đoạn 4: Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp
Quá trình thanh toán cần nhận biết khách muốn đi lúc nào hoặc đợi khách gọi và chuẩn bị hóa đơn. Cảm ơn khách và nhắc nhở xem có quên đồ nào không. Tiễn khách và hẹn gặp lại
Thu dọn khu vực bàn ăn và phân loại rác thải, setup lại bàn ăn để đạt tiêu chuẩn, sẵn sàng đón khách mới
Khóa học phong thủy ăn uống và kinh doanh từ Chuyên gia Huỳnh Kim Tuyến
Văn hóa ăn uống của người Á luôn có những đặc trưng riêng, kể cả trong cách phục vụ. Chính vì vậy, hiểu được cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á này cũng là một trong những cách giúp cơ sở kinh doanh phát triển.
Khóa học phong thủy ăn uống và phong thủy kinh doanh sẽ giúp bạn:
- Thiết kế khẩu phần ăn hợp lý, tối ưu hóa dinh dưỡng, tính được nhu cầu năng lượng
- Xây dựng cơ sở kinh doanh phù hợp, giúp lưu thông “nguồn khí tốt”
Được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp từ Chuyên gia Huỳnh Kim Tuyến – 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và phong thủy.
Lời kết
Có thể nói rằng, văn hóa Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có nhiều điều tuyệt vời. Chính vì vậy cách phục vụ ăn uống theo kiểu Á cũng mang nét đặc sắc riêng.
Tin cùng chuyên mục:
[Bật mí] Top 10 nước tẩy trang dành cho da khô tốt nhất 2022
Review top 10 nước tẩy trang cho tuổi dậy thì tốt nhất 2022
Top 7 nước tẩy trang cho da nhạy cảm tốt nhất 2022 bạn nên thử
[Giải đáp] Nên tẩy trang khi nào? Và nên tẩy trang ngày mấy lần?