Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, điều chế nước hoa, bào chế thuốc trị bệnh, cây hoa dẻ còn được các chuyên gia phong thủy khuyến khích trồng trong nhà nhằm mang lại may mắn cho gia chủ. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ nhé.
Nội dung chính
Những điều chưa biết về cây hoa dẻ
Cây hoa dẻ là một loài thực vật có hoa sống lâu năm, thuộc họ mãng cầu (Annonaceae), tên gọi khoa học là Desmos Chinensis. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các tên khác như hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại,…
Cây hoa dẻ sinh sống khắp khu vực Đông Nam Á, ngoài còn có ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài cây này có mặt ở nhiều tỉnh như Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phúc,…
Đặc điểm nhận dạng:
- Hình dáng: Cây hoa dẻ có chiều cao trung bình 1– 4m, thân gỗ, có nhiều nhánh và tán lá rộng. Cành cây mảnh, lúc non có lông thưa, với các hạt màu xanh trắng nổi lên, mọc trườn.
- Lá cây: Lá cây hoa dẻ có màu xanh lục, hình bầu dục thuôn, mọc đơn và so le nhau. Lá dài từ 8 – 10cm, rộng từ 3-5cm, gân lá nhìn rõ và mép nguyên.
- Hoa: Hoa non có màu xanh lục và không dễ thấy, khi hoa trưởng thành có màu vàng, mùi rất thơm (chanh nồng), sẽ chuyển sang màu đỏ khi hoa tàn và rụng. Cụm hoa mọc ở nách lá, mỗi hoa rộng từ 3 – 6cm, cánh hoa thuôn dài.
- Công dụng: Lá cây hoa dẻ được sử dụng để nấu rượu (Trung Quốc), tinh dầu từ hoa dùng để điều chế nước hoa. Ngoài ra, ở nước ta, cây hoa dẻ còn được biết đến là loài thuốc quý trong Đông Y, chữa được rất nhiều bệnh. Một công dụng khác của cây hoa dẻ được mọi người yêu thích là trồng làm cây phong thủy. Vậy ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ là gì?
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ
Theo quan niệm dân gian, cây hoa dẻ tượng trưng cho cho hạnh phúc gia đình. Do đó, ở nhiều khu vực, hoa dẻ thường được dùng trang trí trong ngày cưới với mong muốn cho cặp đôi luôn hạnh phúc và yêu thương nhau.
Vì cây hoa dẻ có nguồn năng lượng và từ trường tốt lành nên trồng trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, gia đình hòa thuận và yêu thương nhau. Đặc biệt, mùi hương của cây hoa dẻ còn giúp giải tỏa stress, thư giãn tinh thần và tăng cường giấc ngủ.
Cây hoa dẻ vừa làm cây phong thủy, vừa làm cây cảnh tô điểm cho không gian sống, giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, tăng cường chất lượng khu vực sinh sống và làm việc.
Nên trồng cây hoa dẻ khu vực nào?
Cây hoa dẻ là loài cây bụi, có tán lá rộng, hoa to và có mùi thơm nên được khuyến khích trồng trước nhà, sân sau hoặc trong khu tiểu cảnh. Gia chủ lưu ý tránh trồng cây bên trong nhà hoặc ngay giữa sân, vì nó sẽ khiến các nguồn năng lượng xấu tụ lại, gây ảnh hưởng xấu đến các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, mặc dù có ý nghĩa phong thủy tốt, nhưng trước khi sử dụng cây hoa dẻ, gia chủ cần phải đo đạc tỷ lệ tương hợp giữa không gian sống và năng lượng Bovis của cây, độ tương hợp đạt từ 80% trở lên mới tốt.
Những lưu ý khi trồng cây hoa dẻ
Ánh sáng: Cây hoa dẻ là cây ưa ánh sáng, sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng dồi dào, vì vậy cần chọn nơi trồng cây có ánh sáng đầy đủ, khô ráo và thoát nước tốt.
Tưới nước: Cây hoa dẻ chịu hạn tốt, nhưng trong khoảng thời gian đầu để cây sinh trưởng khỏe mạnh, gia chủ cần chú ý tưới đủ nước cho cây, 2 lần/ngày hoặc nếu đất ẩm thì 1 lần/ngày.
Phân bón: Cần bón phân định kỳ để cây phát triển khỏe mạnh. Có thể chọn các loại phân bón như hữu cơ, phân chuồng, hoặc NPK.
Cây hoa dẻ có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sắm 1 cây về trồng để mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Ngoài ra, nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về phong thủy ứng dụng, bạn hãy tham gia ngay khóa học phong thủy cơ bản miễn phí của Chuyên Gia Detox Cải Vận Huỳnh Kim Tuyến.
Xem thêm:
- Giải mã ý nghĩa phong thủy cây mai tứ quý rất ít người biết
- [Bật mí] Những ý nghĩa phong thủy của cây chay rất ít người biết
- Ý nghĩa phong thủy cây Mộc Hương về tài lộc và may mắn 2022
Tin cùng chuyên mục:
[Bật mí] Top 10 nước tẩy trang dành cho da khô tốt nhất 2022
Review top 10 nước tẩy trang cho tuổi dậy thì tốt nhất 2022
Top 7 nước tẩy trang cho da nhạy cảm tốt nhất 2022 bạn nên thử
[Giải đáp] Nên tẩy trang khi nào? Và nên tẩy trang ngày mấy lần?