Bạn có biết hạnh phúc là năng lượng như một “liều thuốc” giúp ta phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Có một sự liên kết vô hình giữa cơ thể – tâm trí, và cơ chế tự chữa lành thông qua việc thực hành thiền chữa lành cơ thể. Vậy thiền chữa lành là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm kiến thức về thiền và cách thiền hiệu quả giúp chữa lành thân và tâm.
Nội dung chính
Thiền chữa lành cơ thể là gì?
Thiền là phương pháp tu tập bắt nguồn từ triết học Ấn Độ. Hành động thiền là hướng sự chú ý của mình vào một điều duy nhất để giúp lấy lại sự bình tĩnh và làm thư giãn cơ thể (theo Cambridge). Nhìn chung, các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người, từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh để cảm nhận được sự bình an trong tâm trí của mình.
Thiền cũng được chia thành nhiều loại hình khác nhau như thiền chữa lành cơ thể, thiền quán, thiền định… Trong đó, thiền Samadhi là phương pháp phổ thông nhất, thường được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc một đối tượng cụ thể nào đó để làm dịu tâm trí, phát triển sự chú tâm và tĩnh lặng. Thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Chính vì vậy nên thiền còn được gọi là Dhyana có nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”.
Những lợi ích mà thiền có thể mang lại cho cuộc sống của bạn
Thiền giúp cải thiện sức khoẻ, hạn chế những tiêu cực bên trong.
Sau những ngày làm việc vất vả, áp lực công việc, môi trường,…sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, việc ngồi thiền sẽ giúp bạn cân bằng được cảm xúc, giảm stress, cải thiện được các vấn đề âu lo, tập trung hơn trong công việc và đồng thời cũng ngăn ngừa được triệu chứng trầm cảm.
Không chỉ thế, một lợi ích của việc ngồi thiền là thiền chữa lành thân và tâm giúp nâng cao sức khỏe về cải thiện những tổn thương bên trong tâm hồn. Người tập thiền thường xuyên sẽ có xu hướng yêu đời, suy nghĩ tích cực, an nhiên hơn so với những người không tập. Và quan trọng hơn hết sẽ giúp người tập có giấc ngủ ngon hơn, luôn trong tình trạng thoải mái và tinh thần tràn đầy năng lượng.
Tăng cường sức khoẻ, làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa bệnh tim mạch
Các nhà khoa học đã cho biết rằng trong quá trình ngồi thiền, cơ thể bạn sẽ cần ít oxy hơn, do đó tim sẽ đập chậm hơn, đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm xuống giúp cơ thể trở nên chậm rãi, bình tĩnh và an yên. Thiền cũng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở những người bị bệnh tim, làm tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của mỗi người.
Không chỉ dừng lại ở đó, thiền có tác dụng giảm đau đầu tuyệt vời. Một giờ tập thiền có thể làm giảm đến 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu tới 57%. Người thường xuyên ngồi thiền có vẻ ngoài trẻ trung do ít lo âu, cũng như ít bị stress, khó chịu do các chứng đau đầu để lại. Qua đó, bạn có thể thấy thiền chữa lành cơ thể là một phương án “điều trị” bệnh vừa đơn giản, gần gũi và cũng không hề tốn kém nhưng lại mang đến những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.
Thiền giúp chữa lành đứa trẻ bên trong
Hầu hết mỗi người đều có những câu chuyện riêng, những vấn đề và khó khăn của riêng mình. Nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để chia sẻ những khó khăn đó cho những người xung quanh. Chúng ta chọn cách cất dấu, quên đi những tổn thương tin rằng ta có thể vượt qua được những vấn đề đấy.
Song đây lại là một hành động cực kỳ gây hại cho sức khỏe tinh thần, vì nó ảnh hưởng đến “đứa trẻ bên trong” bạn – nơi bạn được là chính mình, là phần tâm hồn của bạn giúp bạn tìm được những niềm vui, an yên trong đời. Với thiền, tâm trí của bạn dần trở nên thư thái, an yên và giúp làm vơi đi những suy nghĩ tiêu cực, từ đó giúp chữa lành đứa trẻ bên trong bạn hiệu quả.
Thiền chữa lành cơ thể giúp bạn tìm được cách sống và tận hưởng cuộc sống hiện tại, không day dứt chuyện đã qua, không quá lo lắng cho tương lai chưa đến mà bình tĩnh đón nhận mọi thứ xảy đến trong cuộc đời của mình.
Lợi ích của thiền đến sức khoẻ
Thiền định là cách tuyệt vời nhất để bạn thư giãn, nhận diện chính mình và bản chất của cuộc sống. Không chỉ vậy, thiền đúng cách còn giúp ta nhận thức được lòng nhân ái, yêu thương để từ đó sống vị tha, bao dung hơn.
Lợi ích của việc luyện tập ngồi thiền sẽ khác nhau ở từng đối tượng, từng lứa tuổi. Thiền chữa lành cơ thể có khả năng tác động, đem đến nhiều lợi ích cải thiện sức khỏe của thân và tâm nhằm giúp bạn cân bằng cuộc sống của mình tốt hơn.
- Thiền giúp giảm căng thẳng, tái tạo năng lượng: Thiền đã được chứng mình là giúp giảm những cơn đau thần kinh tọa, cải thiện tuần hoàn máu, giải phóng căng thẳng cho não. Đây đều là những lợi ích phù hợp cho người làm văn phòng khi phải ngồi nhiều tại văn phòng và có nhiều stress cho công việc mang lại. Không chỉ vậy, ngồi thiền còn là phương pháp giúp tái tạo năng lượng sau ngày dài làm việc.
- Thư giản cơ bắp và cải thiện giấc ngủ: Với người nội trợ, lao động chân tay, ngồi thiền giúp giải phóng cơ bụng và cơ lưng, giảm đau cột sống, thư giãn đầu óc, ngủ nhanh và ngủ sâu hơn.
- Thiền giúp giảm đau hiệu quả: Tập thiền thường xuyên còn giúp mở rộng các khớp vùng chậu, xoa dịu tĩnh mạch chân, giảm các chứng đau do kinh nguyệt, rong kinh… cho chị em phụ nữ.
- Tăng cường sức khỏe tổng quát: Đối với nam giới tập thiền cũng mang đến những lợi ích nhất định như cải thiện chức năng sinh lý, giúp máu dễ dàng lưu thông và cơ xương khớp linh hoạt hơn rất nhiều, duy trì chức năng thận và tuyến tiền liệt. Không những vậy, những người tập thiền lâu năm sẽ duy trì được tinh thần vui vẻ, thoải mái, cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Đây chính là bí quyết giúp đẩy lùi sự lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ.
Ngoài tác dụng riêng cho từng đối tượng cụ thể, ngồi thiền còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời lên sức khỏe chung mà bạn có thể tham khảo để cân nhắc luyện tập như:
- Giảm huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
- Hạn chế mất ngủ, tránh được sự mệt mỏi, căng cơ.
- Cải thiện hệ miễn dịch, tăng sự năng động, nhanh nhẹn.
- Tái tạo lại nguồn năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng hay sau khi ngủ dậy để bắt đầu một ngày mới tự tin, thoải mái và giàu nhiệt huyết hơn.
Hướng dẫn thiền đúng cách khi luyện tập tại nhà
Tư thế ngồi thiền:
- Tư thế ngồi xếp bằng: Hai chân bạn thả lỏng và khoanh lại thoải mái sao cho bàn chân này đặt bên dưới đầu gối chân kia, chú ý giữ thẳng lưng, hai tay đặt thư giãn lên đầu gối hoặc chắp tay như đang niệm Phật.
- Tư thế ngồi bán kiết già: Gác chân trái hoặc chân phải lên đùi chân còn lại trong khi chân đó đang trong tư thế quỳ hoặc khoanh lại một cách thoải mái như đang xếp bằng.
- Tư thế ngồi hoa sen hay kiết già: Hai chân đan chéo nhau theo kiểu bàn chân này đặt lên đùi chân kia. Hai tay thả lỏng, chụm ngón trỏ với ngón cái lại với nhau rồi nhẹ nhàng đặt lên hai đầu gối.
- Tư thế ngồi Miến Điện: Bạn không cần bắt chéo chân mà chỉ đơn giản là ngồi thoải mái trên sàn trong tư thế bất động và thư giãn cơ thể.
- Ngồi thiền thư giãn trên ghế: Đây là cách thiền đơn giản có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Bạn hãy ngồi trên một chiếc ghế, đừng tựa vào lưng ghế đồng thời giữa thẳng hai chân dưới sàn, thẳng lưng và thư giãn cơ thể.
Khi ngồi thiền bạn phải thực hiện tư thế chuẩn thiền đúng cách nhằm tối đa hiệu quả của việc thiền định. Sau khi chọn được cách ngồi phù hợp, đừng quên kết hợp giữ thẳng lưng, thả lỏng tay, bả vai, cho mắt nghỉ ngơi và điều hòa hơi thở.
Những lưu ý khi ngồi thiền tại nhà
Một số các lưu ý mà Kim Tuyến muốn chia sẻ đến bạn giúp quá trình ngồi thiền trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn:
- Với người mới, hãy tập trung cao độ vào việc duy trì hơi thở đều đặn. Hơi thở đều là bước đầu thành công trong quá trình thiền định hiệu quả
- Lên kế hoạch thiền định mỗi ngày. Bạn không cần dành 30 – 60p để thiền. Mỗi ngày chỉ cần dành ra từ 10 – 15 phút để thử giãn và hít thở, kiên trì sau 1 tháng bạn sẽ thấy rõ những tác động tích cực mà ngồi thiền đem đến cho sức khỏe của mình.
- Đừng quá lo lắng rằng mình thiền không đúng cách. Thiền chữa lành cơ thể là quá trình dài và bền bỉ. Nếu hôm nay làm chưa đúng, thì bạn hãy nghĩ ngơi và thử lại vào hôm sau nhé.
- Nên tìm kiếm một nơi yên ắng để thiền. Nhằm đem lại hiệu quả rõ rệt của việc thiền định, cũng như giúp tâm trí tập trung hơn, bạn nên lựa chọn những nơi yên ắng để thực hiện thiền. Tốt nhất là vào lúc sáng sớm khi môi trường xung quanh chưa quá ồn ào và không khí còn trong lành.
- Nhớ lựa chọn một bộ quần áo thoải mái nhất nhé. Bạn sẽ không muốn bản thân bị phân tâm chỉ vì chiếc quần bó sát đâu.
- Tham khảo thêm các kênh youtube hay về thiền định để chuẩn hóa tư thế và điều hòa nhịp thở tốt hơn.
Những tác hại nếu ngồi thiền sai cách
Lợi ích là thế, song nếu bạn tập luyện thiền định sai cách thì nó cũng gây ra một số các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn đó. Vậy những tác hại đó là gì?
- Đặt quá nhiều kỳ vọng vào thiền: Thiền không phải là liều thuốc thánh, không có tác dụng ngay tức thời. Nếu bạn học thiền vì nghĩ rằng nó sẽ đem đến cho bạn một cuộc sống tốt tức thì thì đây là tư duy sai, khiến bạn cảm thấy lo âu, bức bối khi luyện tập thiền hơn 1 tháng nhưng vấn không thấy quá nhiều điểm khác biệt.
- Việc thiền quá lâu giống như bạn tập luyện thể dục trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bạn dễ rơi vào tính trạng mất sức, trì trệ dẫn đến hiệu quả làm việc bị giảm sút. Tốt nhất bạn chỉ nên dành từ 15′ mỗi ngày để tập luyện ngồi thiền.
- Thiền khiến bạn bị rối loạn cảm xúc. Bạn không nên trông mong việc thiền sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề khúc mắt. Hãy để mọi chuyện đến thật tự nhiên, mỗi ngày một ít sử dụng thiền để giải tỏa những áp lực vô hình bên trong bạn.
- Nếu việc thiền định giúp bạn cảm thấy trở nên xa cách với những người xung quanh thì rõ ràng là bạn đang tập sai cách. Thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu, hãy tìm hiểu lại cách thiền định và tập lại một lần nữa để có được những kết quả tốt hơn nhé.
- Việc thiền định khiến cơ thể bị đau nhức ắt hẳn là do bạn đã ngồi thiền sai cách. Hãy thử xem xét xem tư thế thiền hiện tại có phù hợp với bạn hay không, những ảnh hưởng mà nó đem lại là gì từ đó thay đổi tư thế cho phù hợp hơn nhé.
Review “Thiền chữa lành thân và tâm – Tulku Thondup Rinpoche”
Tulku Thondup là tác giả của nhiều đầu sách hay về thiền định, thanh lọc thân tâm được ca ngợi như Sự chữa lành vô biên, Thầy của Thiền định và điều hiền diệu, hay Chết An Bình,… Đây đều là những cuốn sách hay dành cho những ai quan tâm đến thiền và mong muốn tìm hiểu về sức mạnh của việc thanh lọc tâm trí. Trong đó, cuốn sách mà Kim Tuyến tâm đắc nhất đó là Thiền chữa lành thân và tâm.
Ắt hẳn trong chúng ta, ai cũng phải trải qua những phút giây bản thân say đắm trước một nét đẹp, hay đơn giản là bị cuốn vào một việc nào đó mà ta thích đến nỗi quên luôn cả thời gian và không gian xung quanh. Những khoảnh khắc ấy là báu vật, là thật sự quý giá – đây là nơi những ưu tư, phiền muộn của bạn được vơi đi, nơi mà chúng ta, trong một khắc nào đó, thoát khỏi những gánh nặng đời thường.
Trạng thái đó của tâm trí, được gọi là dòng tư tưởng của tâm hồn (hay mind flow). Một từ dùng để chỉ sự lưu chuyển của tâm trí mà ta trải qua ngay chính giây phút đó. Dưới góc độ con người, dòng tư tưởng này ở trạng thái tốt nhất khi chúng ta có tâm an bình. Trạng thái này không có được từ thói quen, mà là món quà được ban tặng.
Trong cuốn sách này, ngài Tulku Thondup đã tổng hợp cho bạn những phương pháp chữa lành từ Tây Tạng giúp mang đến sự an bình cho nội tâm. Cuốn sách đề cập một cách chi tiết các phương pháp, bài thực hành để tu tập được sự an yên của tâm trí và nâng cao sức khỏe thể chất. Các phương pháp được đề cập dựa trên các bài tập Tây Tạng cổ nhằm muc đích khai thác năng lực tự chữa lành của chính nó.
Đây là một trong những đầu sách mà Kim Tuyến khuyên bạn nên đọc trong quá trình tìm hiểu về thiền định và cải thiện những tổn thương tâm hồn. Thiền chữa lành đem đến cho bạn một góc nhìn tổng quan về sức mạnh của sự chữa lành, từ đó đem lại những lợi ích về sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu yêu mến và muốn gắn bó với thiền để thấy được những tác dụng tuyệt vời của môn học này thì đừng do dự nữa mà liên hệ ngay với Kim Tuyến chuyên gia detox cải vận để tham gia khóa học thiền chữa lành thân và tâm, chữa lành cảm xúc,…ngay bây giờ thôi. Rất nhiều điều hấp dẫn còn đang chờ bạn tham gia và hãy trải nghiệm thử quá trình thiền chữa lành cơ thể này nhé.
Tin cùng chuyên mục:
[Bật mí] Top 10 nước tẩy trang dành cho da khô tốt nhất 2022
Review top 10 nước tẩy trang cho tuổi dậy thì tốt nhất 2022
Top 7 nước tẩy trang cho da nhạy cảm tốt nhất 2022 bạn nên thử
[Giải đáp] Nên tẩy trang khi nào? Và nên tẩy trang ngày mấy lần?