Ngoài tác dụng làm món ăn và thuốc chữa bệnh, cây chay còn được sử dụng làm cây phong thủy. Vậy ý nghĩa phong thủy của cây chay là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm thông tin chi tiết nhé!
Nội dung chính
Cây chay là cây gì?
Cây chay – loài cây thuộc họ dâu tằm, thân gỗ sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 10-15m, rất dễ trồng. Cây chay thường mọc tự nhiên ở trên đồi đất, ven rừng hoặc được trồng ở nhà tại các khu vực phía Bắc như Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai,…
Cây chay thường được người dân dùng chế biến thành các món ăn bồi bổ sức khỏe và làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, lá và rễ cây chay có khả năng điều trị bệnh rất hiệu quả: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, tê thấp, nhược cơ, rong kinh,….
Đặc biệt hơn, cây chay còn được trồng phổ biến trong nhà để làm cây phong thủy, mang lại nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà và chuyển hóa các dòng năng lượng xấu.
Đặc điểm nhận dạng cây chay:
- Lá có hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng, có lông nhung ngắn ở mặt dưới. Chiều dài lá cây chay từ 7-15cm, chiều rộng 5-10cm.
- Cành và búp của cây khi còn non có lông màu vàng nhạt và chuyển sang màu nâu sẫm khi già.
- Cây chay thường ra hoa vào tháng 3-4 và ra quả vào tháng 7-9. Quả non có màu xanh, chuyển sang màu vàng khi chín, ruột có màu hồng và có vị chua.
Ý nghĩa phong thủy của cây chay là gì?
Tuy chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về ý nghĩa phong thủy của cây chay, nhưng theo quan niệm dân gian, khi trồng cây chay tại nhà sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây chay ngoài tác dụng trồng làm cây che bóng mát và trang trí, nó còn có các công dụng riêng như điều hòa và thanh lọc không khí, giảm stress cho người trong gia đình, mang lại từ trường tốt lành giúp xử lý dòng năng lượng xấu.
Đặc biệt, với hình dáng cao lớn và vững chãi, tán lá rộng và sum sê, cây chay còn đại diện cho sự kiên định và bảo vệ, mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ, thu hút những điều tích cực và dòng năng lượng tốt. Do đó, nếu trồng cây chay tại nhà có thể hỗ trợ rất nhiều cho gia chủ về mặt phong thủy.
Nên trồng cây chay ở đâu hợp phong thủy?
Cây chay phong thủy cũng tương tự như các vật phẩm phong thủy khác, dù tốt đến mấy cũng không nên lạm dụng quá nhiều trong một không gian. Ngoài ra, trước khi sử dụng, gia chủ cần phải kiểm tra và đo đạc tỉ lệ tương hợp giữa không gian và cây chay, độ tương hợp phải đạt từ 80% trở lên mới nên sử dụng. Vậy nên trồng cây chay ở đâu hợp phong thủy?
Ý nghĩa và lưu ý khi trồng trước nhà
Trồng cây chay trước nhà là vị trí phong thủy thích hợp nhất. Bởi vì cây chay có hình dáng cao lớn và vững chãi, cành lá nhiều, tán lá rộng và sum sê, trồng trước nhà sẽ giúp tỏa ra bóng mát, làm giảm nhiệt năng từ ánh nắng, đồng thời giúp thanh lọc và điều hòa không khí xung quanh ngôi nhà. Nhờ đó, môi trường sống sẽ sạch, xanh và mát mẻ hơn.
*Lưu ý khi trồng cây chay trước nhà mang lại phong thủy tốt cho gia chủ:
- Cây chay rất cao lớn và có cành lá nhiều nên rất dễ bị đổ gãy khi gặp mưa gió. Do đó, gia chủ lưu ý tỉa bớt cành lá của cây khi bước vào thời tiết mưa gió hoặc bão để tránh gây nguy hiểm cho thành viên trong gia đình.
- Khi trồng cây chay trước nhà, gia chủ lưu ý chọn một khu vực rộng và thoáng để cây phát triển tốt. Tuyệt đối không nên chọn những vị trí trồng cây quá gần mái nhà hoặc khu vực sinh hoạt thường xuyên.
Có nên trồng cây chay trong nhà
Vì bản chất cây chay có kích thước khá lớn, nên độ tương hợp giữa không gian trong nhà và cây chay dưới 80%. Do đó, không được phép trồng cây chay trong nhà.
Nếu trồng cây chay trong nhà, nó sẽ phá hủy sự cân bằng phong thủy của ngôi nhà. Đặc biệt, vì kích thước lớn, cây chay dễ tích tụ các nguồn năng lượng xấu và làm cản trở các nguồn năng lượng tốt, khiến chúng không thể lưu thông trong ngôi nhà. Từ đó khiến gia chủ bất an và gặp nhiều vận hạn.
Có nên trồng cây chay ở ngoài sân hay sân sau
Trừ vị trí trong nhà, các vị trí khác như ngoài sân, sân sau, trước cổng ra vào,… gia chủ đều có thể trồng cây chay. Đây là những vị trí có tỷ lệ tương hợp cao với kích thước của cây. Khi trồng ở những vị trí này, cay chay sẽ phát triển rất tốt và mang lại nhiều nguồn năng lượng tích cực, may mắn cho gia chủ.
Lưu ý khi trồng cây chay
Muốn trồng cây chay hợp phong thủy, gia chủ cần chú ý những điều quan trọng dưới đây:
- Để tránh trường hợp tán cây chay che khuất ánh sáng chiều vào nhà, tích tụ các dòng năng lượng xấu khiến ngôi nhà âm u, thiếu dương khí,… gia chủ lưu ý phải tỉa bớt cành lá cây chay thường xuyên.
- Tuyệt đối không trồng cây chay ở vị trí chính giữa minh đường, nó sẽ tạo ra sự chia cắt, gây ảnh hưởng rất xấu cho gia chủ. Nên trồng cây chay lệch sang bên trái hoặc bên phải ngôi nhà để đảm bảo sự hài hòa và phong thủy tốt cho ngôi nhà.
- Không để cây bị chết khô, vì điều này sẽ mang đến những điều không may cho gia chủ. Tốt nhất, gia chủ nên chú ý chăm sóc cây chay, giữ cho cây luôn xanh tươi để mang lại nguồn vượng khí cho gia đình. Trong trường hợp cây chết, gia chủ cần nhanh chóng chặt cây đi và trông cây khác thay thế để cân bằng.
Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy cây Mộc Hương về tài lộc và may mắn 2022
Cây chay phong thủy giá bao nhiêu?
Mặc dù có nhiều công dụng khác như chế biến món ăn, làm thuốc điều trị bệnh, làm cây phong thủy, nhưng giá cây chay hiện nay không quá đắt, dao động từ 20.000đ – 50.000đ/cây con. Tuy nhiên, đối với những cây chay đã cao lớn, có tuổi đời lâu năm, hình dáng đẹp – lạ – độc đáo thì giá tiền có thể thay đổi từ vài triệu đến vài chục triệu, hoặc hàng trăm triệu đồng.
Những cây chay mọc tự nhiên, có hình dáng đẹp sẽ có giá cao hơn so với những cây chay được trồng nhân tạo. Đặc biệt, cây chay tại khu vực phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu,… giá sẽ cao hơn cây chay ở khu vực Hà Nội hoặc các tỉnh miền Trung vì chúng có hình dáng đẹp và sống lâu năm hơn.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết ý nghĩa phong thủy của cây chay, các bạn đã hiểu hơn phần nào về cây chay và cách sử dụng cây chay đúng chuẩn giúp mang lại phong thủy tốt cho ngôi nhà mình.
Nếu bạn muốn hiểu chi tiết hơn về các loại cây phong thủy và đá phong thủy, hãy liên hệ chúng tôi để nhận ngay suất học miễn phí lớp phong thủy cơ bản của Master Phong Thủy Huỳnh Kim Tuyến. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững các kiến thức phong thủy cơ bản để biết cách ứng dụng vào cuộc sống, từ đó bạn có thể tự mình cải vận chính mình.
Xem thêm:
- Phong thủy trong kinh doanh có ý nghĩa & lợi ích quan trọng ra sao?
- Phong thủy ứng dụng là gì? Những ảnh hưởng lên đời sống của bạn?
Tin cùng chuyên mục:
[Bật mí] Top 10 nước tẩy trang dành cho da khô tốt nhất 2022
Review top 10 nước tẩy trang cho tuổi dậy thì tốt nhất 2022
Top 7 nước tẩy trang cho da nhạy cảm tốt nhất 2022 bạn nên thử
[Giải đáp] Nên tẩy trang khi nào? Và nên tẩy trang ngày mấy lần?