Trong phong thủy cổng nhà, yếu tố kích thước, màu sắc, hình dáng và hướng cổng luôn được chú tâm để mang lại tài lộc, bảo vệ gia đình khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài.
Nội dung chính
Vai trò của cổng đối với căn nhà?
Cổng nhà được coi là một công trình có vai trò trước nhất liên quan đến an ninh, an toàn của ngôi nhà, thành viên gia đình. Thông thường, những căn nhà mặt đất, nhà ống, biệt thự đều xây cổng nối liền với hai bên tường dọc quanh ngôi nhà. Đề phòng trộm cắp đột nhập.
Một chiếc cổng đẹp còn là bộ mặt, ấn tượng ban đầu của người ngoài đối với căn nhà. Người ta có thể đánh giá ngôi nhà đó có đẳng cấp, thẩm mỹ hay không.
Trong góc nhìn phong thủy, cổng nhà được coi là nơi ngăn cách giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Nơi giao thoa giữa hai luồng khí, nếu phong thủy cổng nhà tốt, thì sẽ thu hút tài vận, vượng khí. Nếu luồng khí giữa ngôi nhà và bên ngoài xung khắc nhau hay ngôi nhà thu hút nhiều khí xấu, sẽ ảnh hưởng tài lộc, sức khỏe gia đình.
10 điều kiêng kỵ trong phong thủy cổng nhà
Trước khi xác định ngôi nhà mình xây dựng có cổng như thế nào, gia chủ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về vật liệu, hướng, màu sắc để phù hợp với phong thủy mà cụ thể như:
Cửa chính không đối diện cổng nhà
Khi cửa chính đối diện với cổng nhà thì sẽ tạo thành một đường thẳng, điều này trong phong thủy là điều tối kỵ, thường thấy trong những căn nhà ống hay biệt phủ.
Đây là điều xấu do tạo cảm giác không được kín đáo, bị người ngoài dò xét, khí tốt vào nhà nhưng thông thẳng ra bên ngoài theo cửa sau.
Để hóa giải, nên xây dựng cổng lệch sang trái/phải hoặc treo gương bát quái, rèm cửa để che chắn.
Không xây cổng đối diện phòng ngủ
Cổng là nơi luân chuyển luồng khí, nơi người đi lại, nhưng phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, mang tính chất kín đáo, điều hòa năng lượng.
Nếu sự thông này xảy ra giữa cổng và phòng ngủ, có thể ảnh hưởng đến vận khí, sức khỏe của của sở hữu phòng ngủ.
Không xây cổng đối diện nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh thường không sạch sẽ, trong khi cổng nhà là nơi lưu chuyển sinh khí. Sự đối diện này trở thành điều xung khắc, ảnh hưởng đến vận khí, cuộc sống của gia chủ.
Không xây cổng đối xung đường đi
Bởi đường đi có nhiều tay lái không thể làm chủ được tốc độ, có thể đâm thẳng vào nhà, nguy hiểm về tính mạng những người trong nhà.
Không xây cổng đối diện nhà bếp
Nhà bếp mang tính Hỏa, trong khi cổng là nơi lưu chuyển, điều này sẽ làm căn nhà lúc nào cũng mang hỏa khí, nóng nảy, không hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình. Ảnh hưởng sức khỏe, tài vận và may mắn
Không đặt vật nhọn quanh cổng
Đây là một trong những điều tối kỵ bởi vật nhọn có tính sát khí, ảnh hưởng đến những người có bệnh tim, sức khỏe suy yếu.
Để hóa giải, gia chủ có thể đặt một gương bát quái, đôi sư tử ở cổng.
Không xây cổng đối diện cây xanh
Đặc biệt là cây to, cây cổ thụ. Bởi người xưa quan niệm, cây to là nơi cư ngụ của những linh hồn hoặc ma quỷ, điều này làm ảnh hưởng đến tiền tài, công việc và có khi sức khỏe chủ sở hữu.
Không xây cổng lớn hơn nhà
Cổng xây quá cao được coi là ngăn chặn tiền tài, tổn hao của cải. Vì vậy, cần tính toán về kích thước chiều dài, chiều cao để luân chuyển sinh khí trong ngôi nhà.
Kỵ phong sát, hỏa sát, thủy sát, âm sát
- Phong sát: không đối diện đồng hoang.
- Hỏa sát: không đối diện trạm dừng xe, bãi đỗ, cây xăng.
- Thủy sát: không đối diện đài phun nước, cây liễu, thác nước, sông suối.
- Âm sát: không đối diện viện kiểm sát, đồn công an, chùa, miếu, nghĩa trang.
Không để rác trước cổng
Điều này làm cho vận khí gia đình xấu đi, do rác thải mang tính âm, gây mùi, ô nhiễm môi trường. Nên đặt vào thùng rác hoặc bên cạnh cổng nhưng phải cách nhau thật xa.
Xác định phong thủy trong cổng nhà
Hướng nhà theo mệnh gia chủ
Dựa vào ngũ hành, có thể xác định hướng nhà thông qua tuổi và mệnh của gia chủ, tránh được xung khắc hay bất lợi, cụ thể:
- Kim: hướng Tây Nam, Đông Bắc. Tránh hướng Nam.
- Mộc: hướng Bắc, tránh hướng Tây, Tây Bắc.
- Thủy: hướng Tây Bắc, Tây. Tránh hướng Đông Bắc, Tây Nam.
- Hỏa: hướng Đông, Đông Nam. Tránh hướng Bắc.
- Thổ: hướng Nam, tránh hướng Đông, Đông Nam.
Hướng nhà theo linh vật
Ở một số căn biệt thự, nhà ống có thể dựa vào linh vật, 4 hướng cơ bản như:
- Đông: bên trái (Thanh Long)
- Tây: bên phải (Bạch Hổ)
- Nam: phía trước (Chu Tước)
- Bắc: phía sau (Huyền Vũ)
Dựa vào Bát trạch
Gồm 4 hướng Đông tứ trạch và 4 hướng Tây tứ trạch.
- Đông tứ trạch: Nam, Bắc (Ly); Đông Nam, Tây Bắc (Tốn); Đông, Tây (Chấn); Bắc, Nam (Khảm).
- Tây tứ trạch: Đông Bắc, Tây Nam (Cấn); Tây Bắc, Đông Nam (Càn); Tây, Đông (Đoài); Đông Bắc, Tây Nam (Khảm).
Khóa học phong thủy Huỳnh Kim Tuyến
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một cơ sở về phong thủy, muốn tìm hiểu từ cơ bản đến nâng cao để trang bị cho mình một lượng kiến thức về phong thủy, nhất là phong thủy nhà ở. Thì khóa học phong thủy Huỳnh Kim Tuyến là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Khóa học phong thủy của Chuyên gia Huỳnh Kim Tuyến với hơn 11 năm kim nghiệm trong nghề, hiện đang có có một khóa như:
- Phong thủy ăn uống – Miễn phí
- Phong thủy cơ bản – Miễn phí
- Phong thủy kinh doanh
- Khai sáng nội tâm – Miễn phí
Lời kết
Trên đây là những lưu ý về phong thủy cổng nhà, hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích, giúp gia chủ có nhiều kiến thức để trang bị cho mình tránh những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở nói chung và phong thủy cổng nhà nói riêng.
Xem thêm:
- Tránh rước bệnh vào thân với cách tính phong thủy bậc cầu thang
- 9 quy tắc nghiêm ngặt trong phong thủy bàn thờ cần lưu ý !!!
- Hướng dẫn cách xem phong thuỷ bát trạch tại nhà đơn giản 2022
Tin cùng chuyên mục:
[Bật mí] Top 10 nước tẩy trang dành cho da khô tốt nhất 2022
Review top 10 nước tẩy trang cho tuổi dậy thì tốt nhất 2022
Top 7 nước tẩy trang cho da nhạy cảm tốt nhất 2022 bạn nên thử
[Giải đáp] Nên tẩy trang khi nào? Và nên tẩy trang ngày mấy lần?